Ads Top

Loài chim này có bản tính hung hăng và bộ móng sắc nhọn nên nhiều người nuôi để giữ nhà thay chó.

 Trích cồ là loài chim hoang dã quý hiếm, có màu sắc đẹp. Trước đây, chim trích cồ thường xuất hiện nhiều ở các cánh đồng vùng chiêm trũng đồng bằng Bắc bộ, miền Tây và các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long.

Loai chim hung du, biet trong nha nhu cho, tien trieu mot con

Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, số lượng loài chim này ngoài tự nhiên ngày càng ít đi và trở nên quý hiếm do nạn săn bắt chim trời tràn lan, đồng thời do môi trường thay đổi và trong quá trình trồng trọt sử dụng nhiều phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật.

Chia sẻ với Dân Việt, ông Nguyễn Hữu Hùng, trú tại Xuân Mai (Hà Nội) cho biết, ngày trước, nông dân miền Bắc thường trồng mỗi năm 2 vụ, chim trích cồ xuất hiện rất nhiều và thường xuyên phá lúa. Vì vậy, cứ đến mùa lúa trổ bông, ông thường cùng gia đình ra đồng để đuổi loại chim này.

“Quê tôi gọi chim trích cồ là chim sít. Chúng phá lúa rất nhiều, nhất là ở những mảnh ruộng sâu và khi lúa trổ bông. Vào mùa sinh sản, chúng thường vặn cả chòm lúa để làm tổ, cắn nát hàng loạt lúa trong ruộng. Vì vậy, tôi nhiều phen phải cầm gậy lên đồng đuổi sít. Tuy nhiên, từ những năm 1990 trở lại đây thì tôi không còn thấy sít trên đồng nữa”, ông Hùng nói.

Nhớ về loài chim tuổi thơ, mấy năm gần đây ông Hùng cũng tìm mua bằng được cặp chim trích cồ về nuôi tại nhà để làm cảnh.

Loai chim hung du, biet trong nha nhu cho, tien trieu mot con-Hinh-2

Ông cho biết, một con chim trích cồ mới nở khoảng một tháng được ông mua với giá 300.000 đồng. Sau khi nuôi khoảng 6 tháng, chim trổ mã có lông cổ màu xanh mướt; mỏ, mào, chân có màu đỏ tươi sẽ được bán với giá từ 1-1,5 triệu đồng/con.

Theo ông Hùng, thường những người chơi chim là để thưởng thức tiếng hót nhưng riêng chim trích cồ thì nhiều người nuôi vì trọng lượng có thể nặng từ 0,7-0,9kg/con, màu sắc đẹp và bản tính dữ tợn của chúng.

“Bản tính của loại chim này rất dữ tợn, nhất là vào mùa sinh sản. Nếu gặp người lạ, chúng kêu điếc tai, chạy bổ đến há mỏ để mổ và dùng bàn chân vừa dài vừa sắc nhọn như lưỡi câu đá tới tấp. Vì thế nhiều người bảo, chúng có thể giữ nhà như chó”, ông Hùng cho hay.

Nhận thấy nhu cầu tìm mua chim trích cồ để nuôi trong nhà, nhiều hộ gia đình đã mua về nuôi và nhân giống chim trích cồ để phát triển kinh tế gia đình.

Môi trường nuôi trích cồ cũng không quá phức tạp, thường được nhiều nông hộ tận dụng vườn cây ăn trái được rào chắn xung quanh là có thể nuôi.

Trích cồ được nuôi thả lan trong vườn có thể ăn thịt cá, lúa, rau, củ quả các loại nên không tốn nhiều chi phí thức ăn cũng như công chăm sóc. Loài chim có những tiếng ré đặc biệt này khó nuôi nhất là ở giai đoạn mới nở, lúc đó phải mớm mồi cho chim non. Sau 15 ngày, chim non cứng cáp mới có thể tập ăn theo chim lớn.

Loai chim hung du, biet trong nha nhu cho, tien trieu mot con-Hinh-3

Chia sẻ với báo Hậu Giang, anh Bùi Văn Triều, ở xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang), cho biết: “Trích cồ con sau 18 tháng nuôi sẽ bắt đầu cho sinh sản. Chim trích cồ được nuôi có thức ăn đầy đủ, môi trường nuôi thích hợp mỗi năm có thể đẻ 3 đợt, trung bình mỗi đợt đẻ từ 2-4 trứng...".

Theo anh Triều, chim trích cồ con sau nở được bán với giá cao từ 400.000 đồng đến 1 triệu đồng/cặp (tùy theo ngày tuổi).

Đối với chim trích cồ loại con lớn, sau 6-7 tháng nuôi, lông chim trổ màu xanh sẽ được bán với giá 1,5 triệu đồng/con. Trung bình một con trích cồ mái, mỗi năm cho thu nhập từ 3-5 triệu đồng từ việc cho sinh sản.

Loai chim hung du, biet trong nha nhu cho, tien trieu mot con-Hinh-4

Thông tin trên VietNamNet, so với các loài chim hoang dã khác, trích cồ dễ sinh sản trong không gian rộng rãi có nhiều cây cối, có ao nước. Nếu nuôi nhốt trong môi trường chật hẹp, trích cồ sẽ khó sinh sản hơn.

Về bản tính hung dữ của chim trích cồ, một người nuôi trích cồ cho biết, đây là loài chim hoang dã và thích bảo vệ lãnh thổ nên khi đến kỳ sinh sản loại chim này mới trở nên hung dữ còn bình thường chúng rất hiền, có thể nuôi thả rông như gà vịt trong nhà.

Theo Minh Hoa/ Người Đưa Tin
 
--

Đệ Nhất Nét

No comments:

Powered by Blogger.